Mua sim ở Nhật: Tại sao cần mua sim khi đến Nhật Bản
Tại sao cần mua sim khi đến Nhật Bản?
Giá cả hợp lý: Sử dụng sim Nhật Bản sẽ tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng sim roaming (Sim đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế) từ Việt Nam. Sim roaming thường có phí cước gọi và dữ liệu cao hơn nhiều so với sim địa phương.
Truy cập internet: Sim Nhật Bản cung cấp truy cập internet nhanh chóng và ổn định, giúp bạn có thể tìm kiếm thông tin, sử dụng bản đồ, và thực hiện các tác vụ trực tuyến khác một cách thuận tiện. Đặc biệt, nhiều gói sim Nhật Bản còn cung cấp dịch vụ không giới hạn dung lượng dữ liệu cho các ứng dụng như streaming video hoặc gọi điện qua ứng dụng, rất hữu ích cho công việc và cuộc sống hàng ngày.
Liên lạc trong nước: Bằng cách sử dụng sim Nhật Bản, bạn có thể gọi điện thoại nội địa dễ dàng đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp tại Nhật Bản mà không phải lo lắng về chi phí cao.
Sử dụng các ứng dụng tiện ích: Sim Nhật Bản cho phép bạn sử dụng các ứng dụng như gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán điện tử và nhiều dịch vụ khác một cách thuận tiện. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường tiện ích trong cuộc sống hàng ngày.
Với những lợi ích này, việc sử dụng sim Nhật Bản không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao tính linh hoạt và tiện lợi trong giao tiếp và sử dụng dịch vụ tại đất nước mình đến làm việc.
Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng
Một trong những vấn đề đau đầu nhất khi muốn sở hữu cho mình một số điện thoại Nhật Bản riêng đó chính là lựa chọn nhà mạng. Ở Nhật có 3 nhà mạng lớn nhất trong ngành viễn thông là Docomo, AU và Softbank.
NTT Docomo: hiện là nhà mạng hàng đầu tại Nhật Bản, sở hữu hạ tầng vững mạnh với độ phủ sóng rộng. Là doanh nghiệp lớn do đó tín hiệu mạng của NTT Docomo rất ổn định.
(KDDI) au: au là nhà mạng lớn thứ hai tại Nhật, có chất lượng dịch vụ ổn định và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, phục vụ lượng lớn người dùng.
Softbank: nổi tiếng với dịch vụ và thiết bị công nghệ tiên tiến, nhiều gói cước đa dạng và các ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, độ phủ của nhà mạng Softbank không rộng bằng so với 2 nhà mạng NTT Docomo hay au.
Ngoài ra, còn có các nhà mạng ảo sử dụng chung hạ tầng với 1 trong 3 nhà mạng lớn kể trên như Rakuten Mobile, Y-Mobile, UQ Mobile và có các gói cước rẻ hơn.
Khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:
Giá cước cố định hằng tháng
Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
Chất lượng đường truyền (vấn đề này mình nghĩ không quan trọng lắm, vì 3 nhà mạng này rất lớn, phủ sóng cả ở trên núi)
Các chương trình khuyến mãi (bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí, bạn có thể đăng ký được điện thoại miễn phí nếu có chương trình khuyến mãi)
Nhãn hiệu điện thoại được phân phối. Điện thoại của nhà mạng nào chỉ dùng được sim của nhà mạng đó, trừ khi bạn “unlock” máy.
Top 3 nhà mạng lớn nhất tại Nhật Bản
Cách đăng ký sim điện thoại ở Nhật
Không như ở Việt Nam có thể lựa chọn gói cước trả trước hoặc trả sau, tại Nhật bạn chỉ có thể đăng ký 1 sim – 1 số với thuê bao trả sau, thanh toán vào cuối tháng và ký hợp đồng với nhà mạng (có thể bị phạt tiền khi hủy hợp đồng).
Chính vì thế, khi sử dụng điện thoại tại Nhật bạn sẽ phải khai báo thông tin cá nhân rõ ràng, đầy đủ, chuẩn bị các loại giấy tờ cần có như:
Hộ chiếu
Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú, đây là tấm thẻ cứng bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)
Thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM (tài khoản ngân hàng) (nhà mạng sẽ trừ tiền tự động vào thẻ của bạn hàng tháng)
Thẻ học sinh (nếu là du học sinh)
Thẻ lưu trú tại Nhật Bản
Ngoài ra, nhà mạng sẽ trừ tiền tự động vào thẻ của bạn hàng tháng hoặc bạn cũng có thể thanh toán bằng tiền mặt bằng cách mang hóa đơn đến đại lý của nhà mạng hoặc cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, thanh toán bằng tiền mặt sẽ gây bất tiện nếu bạn bận hoặc quên, chính vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy làm thẻ ngân hàng/thẻ tín dụng trước khi đăng ký để không tốn thời gian, công sức và đặc biệt tránh khỏi việc bị cắt dịch vụ.
Lưu ý:
Khi đăng ký sim điện thoại tại Nhật Bản thì có những điều kiện mà người đăng ký phải đáp ứng đủ mới có thể hoàn tất thủ tục.
Đối với những người nước ngoài khi đăng ký sim tại Nhật phải có visa từ 2 năm trở lên
Những người visa dưới 2 năm hoặc 1 năm không thể đăng ký sim nghe gọi mà chỉ có thể mua được loại sim sử dụng internet hoặc cần phải có người bảo lãnh. Thế nhưng đa phần các nhân viên đều hỗ trợ cho những người nước ngoài có thể đăng ký sim dễ dàng.
Để tránh mất tiền oan cho những dịch vụ không dùng tới, nếu tiếng Nhật của bạn không tốt thì hãy nhờ một người bạn giỏi tiếng Nhật đi cùng để bạn không bị các nhà mạng đăng ký những dịch vụ khác (do nhiều trường hợp người ta nói không hiểu mà cứ theo phản xạ trả lời là “はい !”)
Đăng ký số điện thoại cho doanh nghiệp tại Nhật Bản
Nếu bạn muốn kinh doanh vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp của bạn cần có khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng giống như người tiêu dùng mong đợi tại đây. Bạn có thể tham khảo MailMate cung cấp dịch vụ lễ tân song ngữ.
MailMate sẽ cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một số điện thoại riêng tại Nhật Bản. Khi có cuộc gọi đến, chúng tôi sẽ giúp bạn nghe máy và thu thập các thông tin cần thiết từ người gọi như tên, số điện thoại, hoặc email. Sau đó, MailMate sẽ gửi thông báo cùng ghi chú chi tiết về cuộc gọi đến bạn
Ngoài ra, MailMate còn cung cấp dịch vụ văn phòng ảo, giúp bạn dễ dàng thành lập doanh nghiệp tại Nhật mà không cần thuê văn phòng, tối ưu hóa chi phí một cách hiệu quả.
Từ vựng tiếng Nhật cần biết khi đăng ký sim
Khi đăng ký sim tại Nhật Bản, bạn cần biết một số từ vựng tiếng Nhật sau:
携帯電話 (keitai denwa) - điện thoại di động
スマホ (sumaho) - điện thoại thông minh
端末 (tanmatsu) - loại máy
契約 (keiyaku) - hợp đồng
解約 (kaiyaku) - hủy hợp đồng
乗り換え (norikae) - chuyển nhà mạng
MNPコード (MNP kōdo) - mã số MNP
保険 (Hoken) - bảo hiểm
シム (Simu) - sim
プリペイドのシム (Puripeido no simu, prepaid sim) - sim trả trước
データ制限 (De-ta seigen) - hạn chế dung lượng
制限のない (Seigen no nai) - không giới hạn
月額料 (Getsu gaku ryou) - tiền hàng tháng
キャンペーン (Kyanpe-n, Campaign) - chương trình khuyến mãi
料金割引 (Ryoukin waribiki) - giảm tiền cước
学割 (Gakuwari) hay 学生割引 (Gakusei waribiki) - khuyến mãi cho học sinh sinh viên
Những từ vựng này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình đăng ký sim và giao tiếp với nhân viên nhà mạng.
Giá cả là một tiêu chí rất quan trọng
Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:
Tiền cước cố định hàng tháng
Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
Chất lượng đường truyền (vấn đề này mình nghĩ không quan trọng lắm, vì 3 nhà mạng này rất lớn, phủ sóng cả ở trên núi)
Nhãn hiệu điện thoại được phân phối. Điện thoại của nhà mạng nào chỉ dùng được sim của nhà mạng đó, trừ khi bạn “unlock” máy.
Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)
Cước phí sử dụng sim điện thoại hàng tháng của mỗi nhà mạng sẽ quy định khác nhau và mỗi gói cước sẽ có mức phí riêng. Thông thường với những nhà mạng lớn thì cước phí hàng tháng sẽ từ 1.000 – 7.000 yên.
Dưới đây tổng hợp về giá cước dành cho sim data của 3 nhà mạng lớn tại Nhật Bản
Nhà mạng |
Gói cước |
Giá cước hàng tháng (Yên) |
Dung lượng Data |
---|---|---|---|
NTT Docomo |
Gói 1GB |
1,045 |
1GB |
Gói 20GB |
2,600 |
20GB |
|
Gói 50 GB |
5,190 |
50GB |
|
KDDI (au) |
Gói 3GB |
1,628 |
3GB |
Gói 15GB |
2,728 |
15GB |
|
Gói 25GB |
3,828 |
25GB |
|
Softbank |
Gói 30GB |
2,700 |
30GB |
Gói 50GB |
3,200 |
50GB |
Những câu hỏi thường gặp
Có thể mua SIM du lịch ở đâu?
Các sân bay lớn ở Nhật Bản thường có các quầy bán SIM cho khách du lịch. Bạn cũng có thể mua SIM tại các cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng điện tử lớn trong thành phố. Hầu hết các nhà mạng lớn đều cung cấp SIM ngắn hạn cho khách du lịch với các tùy chọn từ vài ngày đến vài tháng.
Có thể sử dụng eSIM thay cho SIM vật lý không?
Một số nhà mạng tại Nhật Bản cung cấp eSIM cho khách hàng, nhưng không phải tất cả các nhà mạng đều hỗ trợ eSIM. Bạn nên kiểm tra với nhà mạng trước khi đăng ký.
Có cần ký hợp đồng dài hạn không?
Một số nhà mạng yêu cầu hợp đồng 1 hoặc 2 năm, nhưng hiện nay có nhiều gói không yêu cầu hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, nếu không có hợp đồng dài hạn, bạn có thể phải trả phí cài đặt cao hơn hoặc chi phí hàng tháng cao hơn.
Có phí hủy hợp đồng không?
Tùy vào nhà mạng và loại hợp đồng. Nếu bạn đăng ký hợp đồng dài hạn và hủy trước thời hạn, bạn có thể sẽ phải trả một khoản phí hủy.
Tôi có thể chuyển số điện thoại từ nhà mạng khác không?
Có, bạn có thể chuyển số điện thoại từ nhà mạng khác thông qua quy trình gọi là MNP (Mobile Number Portability). Bạn sẽ cần một mã MNP từ nhà mạng hiện tại để thực hiện chuyển đổi.
Tôi có thể dùng SIM chỉ có dữ liệu không?
Có, SIM chỉ có dữ liệu phù hợp cho những ai không cần số điện thoại Nhật Bản và chỉ muốn sử dụng internet. Các gói này thường có giá rẻ hơn so với gói SIM thoại và dữ liệu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tốc độ (speed) truy cập dữ liệu có thể bị hạn chế trong giờ cao điểm hoặc tùy thuộc vào môi trường mạng.
Kết luận
Đăng ký SIM tại Nhật Bản có thể đòi hỏi một số thủ tục và giấy tờ, đặc biệt đối với người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà mạng đã cung cấp nhiều lựa chọn linh hoạt hơn, từ SIM chỉ dữ liệu đến các gói cước không yêu cầu hợp đồng dài hạn, phù hợp với cả khách du lịch và người cư trú dài hạn.
Việc hiểu rõ các yêu cầu và lựa chọn gói cước phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, dù là để duy trì liên lạc hay truy cập internet.
👉 Tìm hiểu thêm về dịch vụ của Mailmate tại đây
Bạn đang mất quá nhiều thời gian để xử lý thư từ ở Nhật?
Dịch vụ thư điện tử và dịch thuật chỉ từ 3800 yên mỗi tháng. Cam kết hoàn tiền trong 30 ngày.